05 lý do nên học Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển với tốc độ vũ bão. Các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng TMĐT làm “công cụ” để giảm bớt chi phí vận hành và tiếp cận khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn. Với những lợi thế đó, Khoa Thương mại điện tử Đại học Đại Nam ra đời để đón đầu xu thế ngành nghề trong kỷ nguyên số và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao của các bạn trẻ.
Dưới đây là những lý do bạn nhất định phải đăng ký ngành TMĐT trong mùa tuyển sinh năm nay:
Ngành nghề phát triển nhanh như vũ bão
Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
TMĐT đang được tập trung phát triển trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.
Đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế. TMĐT là phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.
Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch TMĐT trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2020.
Đặc biệt, TMĐT đang được tập trung phát triển trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.
Nhu cầu nhân lực luôn “khát”
“Cơn nghiện” mua hàng qua mạng của người Việt càng bị đẩy lên cao khi chuyện giá cả giữa các đơn vị bán hàng truyền thống và online ngày càng cạnh tranh. Điều này, đã góp phần vào sự ra đời của nhiều “ông lớn” kinh doanh trên sàn giao dịch trực tuyến ra đời và phát triển nở rộ như: Tiki, Lazada, Sendo, Shoppe, VN Pay,… dẫn đến nhu cầu về nhân sự tăng cao, đặc biệt là lao động được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành TMĐT.
Ngành học đa-zi-năng có thể đáp ứng nhiều vị trí công việc
Không sai khi nói rằng ngành TMĐT có thể mang đến cho người học khả năng đảm đương nhiều vị trí công việc khác nhau. Tốt nghiệp ngành TMĐT, sinh viên có thể trở thành “nhân sự vạn năng”, đáp ứng nhiều yêu cầu của doanh nghiệp, gồm các vị trí:
Một là, chuyên viên kinh doanh trực tuyến, ứng dụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến;
Hai là, chuyên viên thương mại điện tử, chuyên viên marketing online tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử;
Ba là, chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp;
Bốn là, chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
Năm là, tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
Nhu cầu nhân lực ngành TMĐT hiện đang rất lớn.
Sáu là, khởi nghiệp kinh doanh hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Bảy là, giảng viên giảng dạy kiến thức trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Lương khởi điểm từ 8 con số
Mức lương khởi điểm của người lao động chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT cũng cao hơn so với các ngành khác vì luôn kèm lương cứng + doanh số. Theo thống kê mới nhất gần đây của trang tuyển dụng 24h Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của sinh viên ngành TMĐT (chưa có kinh nghiệm) dao động từ 10 triệu đồng/tháng. Người đi làm có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm có mức thu nhập hấp dẫn từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Chương trình học nhiều nét đặc sắc
Trường Đại học Đại Nam là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành TMĐT thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.
Sinh viên có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, đặc biệt được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy. Đặc biệt, Khoa Thương mại điện tử và kinh tế số, Trường Đại học Đại Nam kết hợp với các đối tác doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp TMĐT để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất.
Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng với vu hướng phát triển không ngừng của TMĐT và Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
02 phương thức xét tuyển vào ngành Thương mại điện tử Trường Đại học Đại Nam. - Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Đối với những thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2020 trở về trước được sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển. Căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Đại Nam sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng và công bố công khai trên website nhà trường trước 10/08/2021. - Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY |
Khoa Thương mại điện tử
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
